Dù không trực tiếp thi công nhưng bạn cũng cần phải nắm được cách thức thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Mục đích để bạn có thể nắm được mọi khâu trong quá trình từ chuẩn bị cho đến lắp đặt thực tế, tránh bị động. Mặt khác, nắm cơ bản về kỹ thuật cũng sẽ giúp bạn có thể trao đổi và phối hợp tốt hơn với đội thợ.

Tất cả đều giúp cho quá trình thi công được thuận lợi và công trình làm ra có chất lượng tốt nhất.

Đây cũng chính là lý do khiến bài viết này ra đời.

Sàn gỗ ngoài trời
Sàn ngoài trời bằng gỗ nhựa có thể được ứng dụng cho nhiều vị trí

>>> Tham khảo tổng quan về sàn nhựa giả gỗ composite tại đây

>>> Sàn nhựa ngoài trời giả gỗ composite là gì?

>>> Bạn quan tâm giá sàn nhựa gỗ? Đọc ngay bài viết này!

Yêu cầu với việc lắp đặt sàn nhựa giả gỗ composite

– Sàn gỗ lắp đặt hoàn thiện phải đảm bảo độ cứng, vững, không bị võng, không bị vênh.

– Sàn lắp lên phải đảm bảo tính thẩm mỹ.

– Giữa các tấm ván sàn ngoài trời phải có độ hở phù hợp để sàn dễ dàng thoát nước.

– Đảm bảo hệ khung xương được cố định chắc chắn xuống nền và cách mặt nền một khoảng phù hợp để thoát nước dễ dàng.

2 lỗi kỹ thuật thường gặp phải khi lắp đặt sàn composite

Tại phần này, Nội Thất Nhựa Composite đề cập đến 3 lỗi kỹ thuật thường xuyên gặp phải khi lắp đặt sàn nhựa gỗ ngoài trời

Không tính chuẩn xác khối lượng vật tư cần thiết

Đây là lỗi đầu tiên và cũng là lỗi khá nghiêm trọng. Lỗi này thực tế không thuộc vào phạm vi lắp đặt nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến lắp đặt nên vẫn được đề cập tại đây.

Lỗi ở đây là không tính được khối lượng chi tiết và hợp lý nhất về số lượng tấm ván sàn gỗ nhựa, số lượng thanh nẹp, thanh xương tương ứng với số m2 mặt bằng cần thi công.

Nếu tính toán không sát có thể dẫn đến 2 tình huống:

– Số lượng vật tư (tấm sàn gỗ, thanh nẹp, thanh xương, phụ kiện đi kèm…) không đủ. Lại phải mất công đặt thêm và tốn thêm thời gian, chi phí vận chuyển…

– Số lượng vật tư bị thừa so với nhu cầu, dẫn đến lãng phí.

Lỗi này thuộc về người tư vấn và nhân viên kỹ thuật đo đạc tại công trình.

Không tạo độ hở nhất định giữa các tấm sàn gỗ nhựa

Bất kể là sàn gỗ rỗng hay sàn gỗ đặc thì giữa các tấm ván sàn vẫn cần phải có một độ hở nhất định, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật mỗi nhà sản xuất đưa ra.

Độ hở này là cần thiết cho khả năng giãn nở của vật liệu làm sàn. Đồng thời giúp nước thoát nhanh hơn xuống nền khi có mưa lớn hoặc khi dội rửa sàn ngoài trời.

Sàn nhựa composite Nhựa Việt Pháp ứng dụng lót sàn hồ câu ngoài trời
[Ảnh thực tế] Hồ câu ngoài trời sử dụng sàn nhựa composite Nhựa Việt Pháp

8 bước cụ thể thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời

Cùng chúng tôi điểm qua 8 bước thi công sàn nhựa giả gỗ composite ngoài trời.

B1: Khảo sát mặt bằng thi công công trình

Bước này cần thực hiện đầu tiên và ngay khi ký hợp đồng.

Cụ thể, sau khi ký hợp đồng, nhà cung cấp cần thống nhất với gia chủ:

– Tiến hành đo kích thước thực tế tại công trình

– Xác định loại mặt bằng cụ thể và ghi chú tất cả những vấn đề hiện trạng của mặt bằng để có phương án xử lý và trao đổi với gia chủ: Sàn ban công, sàn sân thượng, sàn gỗ hồ bơi, sàn gỗ sân vườn…

– Họp với đội thợ, lên phương án thi công cụ thể

– Từ số liệu khảo sát, lên thiết kế bản vẽ và tổng hợp chi tiết khối lượng vật tư cần dùng

B2: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lắp đặt & vật tư

– Công cụ lắp đặt sàn gỗ nhựa ngoài trời bao gồm:

  • Máy cắt
  • Máy cắt góc
  • Máy khoan
  • Máy bắt vít
  • Thước dây
  • Thước góc
  • Thước nivo
  • Búa cao su

– Vật tư cần tập kết đến công trình chính là khối lượng vật tư đã được tính toán kỹ tại bước 1, bao gồm:

  • Tấm ván sàn nhựa giả gỗ composite
  • Thanh nẹp gỗ nhựa
  • Thanh xương đỡ sàn
  • Thanh thép hộp không gỉ/inox để làm hệ thống khung xương
  • Chốt nối liên kết
  • Vít bắn
Công cụ lắp đặt sàn ngoài trời bằng gỗ nhựa
Công cụ lắp đặt sàn gỗ nhựa ngoài trời

>>> Tham khảo thông tin về sàn nhựa giả gỗ làm sàn gỗ hồ bơi

>>> Sàn ban công nên làm bằng gì?

B3: Bố trí hệ thống thanh xương đỡ sàn

Đây là một trong những bước quan trọng nhất, có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cả công trình. Đơn giản vì nếu hệ thống khung xương này được làm hợp lý thì mới đảm bảo khả năng chịu lực của sàn, đồng thời đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khác và tính thẩm mỹ.

Cụ thể tại bước này:

– Dựa vào bản vẽ kỹ thuật đã lên trước đó và đo thực tế lại trên mặt bằng thi công, xác định điểm đặt đầu tiên và tất cả các điểm đặt tiếp theo của thanh xương đỡ sàn.

– Với sàn gỗ đặc, khoảng cách giữa các thanh xương được khuyến nghị trong khoảng 275 – 366mm, kể cả đối với sàn gỗ ghép khít và sàn ghép hở. 

– Với riêng sàn gỗ rỗng, khoảng cách này được được khuyến nghị tối đa là 275mm để đảm bảo kết cấu sàn. Khoảng cách này áp dụng cho cả sàn gỗ rỗng thông thường và sàn gỗ nhựa cao cấp 2 lớp Hi-Class của Nhựa Việt Pháp vì đều có cấu trúc rỗng giữa.

B4: Cố định các thanh xương bằng vít

– Do độ dài của các thanh xương không thể bằng với độ dài của mặt bằng sàn thi công, trong hầu hết các trường hợp, phải nối các thanh xương lại với nhau. Do đó, tại khâu này, các thanh xương cần được nối cố định với nhau bằng vít. 

– Mặt khác, những thanh xương này cũng cần được khoan vít chặt xuống nền để cho cả hệ thống khung xương ổn định, chắc chắn, không bị xô lệch. Vít nên được sử dụng tại khâu này phải có độ dài đảm bảo (khoảng 50 – 70mm).

– Lưu ý là nên sử dụng vít mạ kẽm để hạn chế bị ăn mòn do ngấm nước, ảnh hưởng đến độ ổn định của hệ thống khung xương.

Khung xương nâng đỡ sàn gỗ ngoài trời
 Hình ảnh thực tế gắn thanh xương định hình sàn ngoài trời composite

B5: Lắp đặt tấm sàn nhựa gỗ composite đầu tiên

Sau khi hệ thống khung xương đã hoàn thiện, bắt tay vào lắp đặt tấm sàn gỗ nhựa đầu tiên.

Tại khâu này, cần lưu ý 2 điểm:

– Tấm ván lót sàn gỗ nhựa cần được đặt vuông góc với thanh xương. 

– Với sàn gỗ nhựa ghép hở, sau khi đặt tấm sàn vuông góc với thanh xương, cần lắp chốt nối liên kết vào sàn và bắn vít xuống thanh xương đỡ sàn.

– Còn với sàn gỗ ngoài trời loại ghép khít, có thể bắn vít thẳng xuống vị trí của rãnh hèm để cố định sàn với hệ xương bên dưới.

B6: Lắp các tấm sàn tiếp theo

– Tấm sàn gỗ nhựa thứ 2 cắt bằng ½ tấm sàn đầu tiên. Mục đích để lắp các tấm ván sàn so le nhau, tránh việc tất cả các tấm sàn đều có chiều dài bằng nhau, các mối nối sẽ bị bố trí theo 1 đường thẳng. Việc này làm cho sàn bị yếu và lâu dần bị trũng sàn ở chính phần mối nối.

– Có thể chọn 2 cách để tránh được việc trũng mối nối: 

+ Lắp sole 50-50, nghĩa là 2 thanh gỗ đặt lệch nhau 1 nửa khoảng cách theo chiều dài

+ Lắp sole lệch, có dạng bậc thang  

– Tùy theo địa hình lắp đặt, nếu gặp vật chắn trên bề mặt sàn, người thợ cần xử lý theo cách như sau: Đo đạc chính xác kích thước vật cản, sau đó dùng máy cắt tay, cắt các tấm sàn sao cho ôm sát theo mép vật chắn. Nói thì đơn giản nhưng để sàn ôm sát vào vật chắn, đồng thời vết cắt đảm bảo sắc, ngọt đòi hỏi người thợ phải có kỹ năng thật tốt, thật khéo léo và nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý.

B7: Lắp thanh nẹp gỗ nhựa

Ở bước này, người thợ thi công sử dụng máy cắt góc, cắt các thanh nẹp thành góc 45 độ ở phần đầu. Sau đó, ghép các đầu mối nối của các thanh nẹp này thành một góc 90 độ hoàn hảo. Các thanh nẹp được cố định vào với sàn bằng cách bắn vít.

B8: Hoàn thiện và kiểm tra

Xong bước 7 có thể coi là đã hoàn thiện việc lắp đặt sàn gỗ composite ngoài trời. Sau đó, đội thợ kiểm tra lại toàn bộ xem có cần phải chỉnh sửa, xử lý lại chỗ nào cho đẹp hơn không. Nếu tất cả mọi thứ đều ok thì làm việc với gia chủ, gia chủ kiểm tra và tiến hành khâu bàn giao.

Sàn gỗ ngoài trời
Nhà đẹp và sang hơn với sàn ngoài trời gỗ nhựa

Lưu ý kỹ thuật khi lắp sàn gỗ nhựa ngoài trời 

– Cần dựa vào mặt bằng công trình và phân tích kỹ ưu – nhược điểm của từng hệ xương nâng sàn để quyết định dùng xương gỗ nhựa, xương thép hay xương inox. Thi công hệ xương thật cẩn thận và phải được nghiệm thu trước khi chuyển sang khâu thi công sàn.

– Nếu mặt bằng thi công có tường chắn thì phải tính toán lắp khung xương và sàn cách tường khoảng 10mm. Mục đích để đủ không gian lắp nẹp gỗ nhựa ở khâu cuối. 

– Không dùng búa đóng trực tiếp vào tấm sàn 

– Điểm nối của 2 tấm sàn gỗ nhựa phải được thi công thật cẩn thận. Nếu dùng hệ xương gỗ nhựa thì phải dùng xương kép. Vị trí này cũng cần được bắn vít thật chắc chắn.

– Mép cắt sàn ở những nơi gặp vật cản cần sắc, nhẵn và ôm theo mép vật cản

– Bề mặt sàn gỗ sau khi thi công đảm bảo phẳng đều, không bị vênh, mối nối chắc chắn

– Chỉ vệ sinh bằng nước và xà phòng nhẹ. Không sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh, dễ khiến sàn bị phai màu.

Sàn composite
Sàn nhựa giả gỗ composite có nhiều ưu điểm

Câu hỏi thường gặp về thi công sàn nhựa giả gỗ composite

Loader image

Mỗi loại (xương gỗ nhựa, xương sắt/thép, xương inox) đều có những đặc điểm riêng.

Hiện nay, trên thị trường hầu hết sử dụng khung xương bằng sắt/thép hoặc inox. Ưu điểm của 2 loại khung này là chịu lực rất tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của 2 loại này là giá vật tư cao (do sắt thép, đặc biệt là inox giá rất cao), đồng thời thi công rất khó, đòi hỏi có tay nghề cao mới xử lý được. Giá nhân công vì vậy cũng đắt hơn.

Trong khi đó, xương gỗ nhựa giá mềm hơn, đồng thời thi công dễ dàng nên chi phí nhân công cũng thấp hơn. Nếu lo ngại khung xương gỗ nhựa chịu lực không tốt bằng thép/inox thì nhà sản xuất đã đưa ra phương án thi công bao gồm khoảng cách giữa các thanh xương hợp lý để xử lý vấn đề này.

Tốt nhất, bạn nên để Nội Thất Nhựa Composite thi công trọn gói. Hoặc, bạn cũng có thể tự tìm đội thợ giỏi để lắp đặt sàn gỗ nhựa cho gia đình mình nhé!

Đội thợ lắp đặt đã có kinh nghiệm xử lý hàng trăm, hàng ngàn công trình nên chắc chắn sẽ xử lý tình huống tốt hơn, lắp đặt đúng kỹ thuật và đẹp mắt hơn.

Tiết kiệm một chút tiền nhân công có thể khiến cho công trình của bạn không đảm bảo được kỹ thuật và vẻ đẹp như mong muốn.

Đơn giá thi công phải trả cho thợ hoàn toàn không bao gồm phụ kiện và thanh xương đỡ sàn bạn nhé!

Thợ sẽ chỉ chủ động máy móc thi công, còn lại tất cả phần vật tư đều do bạn làm việc trước với nhà cung cấp hoặc bạn tự đặt mua ngoài (nếu là thanh sắt/thép hoặc inox).

Sàn gỗ nhựa ngoài trời không thể thi công trực tiếp trên nền đất. Lý do là nền đất mềm, xốp, rất khó để cố định được hệ thống xương đỡ sàn và giữ cho khung xương ổn định.

Do vậy, kể cả thi công sàn sân vườn, gia chủ cũng nên lót gạch hoặc đổ bê tông để vừa sạch, vừa thoát nước tốt, đồng thời dễ dàng trong khâu thi công sàn nhựa gỗ.

Trên đây là chi tiết hướng dẫn thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời nói chung và thi công sàn ngoài trời Nhựa Việt Pháp nói riêng. 

Liên hệ ngay với Nội Thất Nhựa Composite theo Hotline 0978.63.99.33 để được tư vấn và báo giá, nếu bạn đang cần tìm nhà cung cấp uy tín dòng sản phẩm này!

Nếu bạn thấy hữu ích, hãy đánh giá 5* giúp mình nhé!
Michelle Nguyen

Tôi là Michelle Nguyen (Nguyễn Thị Thanh Thùy) - 1 Content Writer, 1 Marketer có 6 năm kinh nghiệm lĩnh vực xây dựng. Hi vọng sự chân thành, tử tế và những thông tin chuẩn xác đúc rút từ quá trình tìm hiểu chi tiết từng ngóc ngách trong nghề đặt trong từng bài viết của tôi sẽ giúp bạn tìm được những sản phẩm ưng ý cho công trình của mình!